ĐỀN THÁI VI

Cập nhật: 22/03/2023
Nằm trong quần thể khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động, đền Thái Vi thuộc địa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây thờ các vị Vua cùng các vị tướng của Vương triều Trần. Ở thế kỷ 13, một trong những Vương triều hùng mạnh và thịnh tri của chế độ Phong kiến Việt Nam. Với 175 năm tồn tại và phát triển, vương triều Trần đã được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là chiến công hiển hách ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông.

Để tưởng nhớ đến các vua Trần đã lập Hành cung Vũ Lâm, sau khi họ mất, nhân dân thôn Văn Lâm đã dựng đền Thái Vi  trên nền đất cũ trước đây đã dựng am Thái Vi , tên là “Thái Vi Từ”. Gọi là Thái Vi vì nó là nơi Hoàng Đế nhà Trần xuất gia.

Nằm bên trong cảnh quan thiên nhiên như một bức tranh vẽ, đền Thái Vi có lối kiến trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Tất cả cột trụ bên trong và ngoài đền đều làm bằng đá xanh nguyên khối, phía ngoài chạm khắc rất tỉ mỉ, công phu bằng các đường nét hoa văn tao nhã và uyển chuyển chẳng thua kém gì chạm khắc trên gỗ. Phía trước đền là một giếng ngọc cũng được xây bằng đá xanh, quanh năm đều xanh biếc màu lục bích. Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn trùng điệp, hùng vĩ. Bên trong ngôi đền sẽ có rất nhiều tượng, bia đá và chuông đúc cổ xưa có giá trị lớn. Phần tháp bia sẽ ghi công đức của những người có công phúng viếng và xây dựng đền.

Ngay khi bước vào đền, bạn sẽ thấy một sân rồng lớn, rộng khoảng 40m2 được lát đá xanh. Đường chính đạo và sân rồng đều lát đá xanh. Hai bên sẽ là hai dãy nhà Vọng - nơi các cụ ngày xưa sẽ bàn việc tế lễ. Ngoài ra, ở đền Thái Vi còn có Ngũ đại môn với lối kiến trúc chạm khắc vô cùng ấn tượng. Bên ngoài cột đá sẽ chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán nổi bật xung quanh là phần xà hiên đá điêu khắc lưỡng long chầu nguyệt tinh xảo. 

Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độ cao 1,2m là đến (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện. Mặt ngoài các cột đá đều chạm khắc các. Các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc.

Ngày nay lễ hội đền Thái Vi trở thành Hội làng, được mở từ ngày 14/03 đến 17/03 âm lịch. Bởi vì theo quan niệm của người dân địa phương Tam Cốc sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông thì ngày 15/3 là ngày vua về Thiên Trường thuộc Nam Định bái yết tổ tiên, ăn mừng chiến thắng. Vì thế, tổ chức lễ hội này cũng là tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng của vua, cũng như cảm tạ sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ đã xả thân vì dân tộc. Hội đền Thái Vi là hội làng tổng. Vào chiều ngày 14/3 dân làng Văn Lâm tổ chức lễ mở cửa đền, rước bát hương thánh ra đình Các. Người dân tin rằng xưa kia đây là nơi các quan vào trình báo trước khi vào hành cung Vũ Lâm cũng như tế cáo yết các vua Trần ở đây. Sáng ngày 15/3 các làng của tổng Vũ Lâm xưa sẽ rước kiệu thánh đại diện cho làng mình về đình Các để thực hiện các lễ tế. 

Đến dự lễ hội đền Thái Vi là dịp chúng ta đi thăm các danh lam thắng cảnh ở đây, ngắm nhìn cảnh núi non mây nước bao la, cũng là dịp thả bay trong gió những lo toan trần tục để hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao các vua Trần.

Kính thưa quý khách, từ sự nghiệp dựng nước thời Trần mà cụ thể ở 2 phương diện Văn trị, Võ công đã nâng vị trí đế triều lên 1 tầm cao mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nó là di sản văn hoá tinh thần, tấm gương nghìn đời sáng soi. Và ngày nay trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với 4 bể 5 châu, giá trị của thời Trần vẫn toả sáng chói lọi trên con đường bước vào thế kỷ 21 để  “Non sông nghìn thuở giữ âu vàng”./.